Thời Trang

Top 3 những món đồ dễ bị lỗi mốt trong tương lai

2020 – đánh đấu một thập kỉ đa dạng và có phần nghiêng về menswear nhiều hơn. Với sự trỗi dậy cực kì mạnh mẽ của “Streetwear” – thứ mang âm hưởng của đường phố, mà tất nhiên đường phố sẽ là của đàn ông (Đa phần là vậy).

Thập kỉ 2010s mang đến cho khách hàng, thị trường một không gian rộng lớn, đa chiều và đa trải nghiệm trong thời trang – khi mà không quá một style, một nhà cung cấp hay một thương hiệu nào đó có thể cai trị hoàn toàn.

Ví dụ so với các thập kỉ trước, có lúc “haute couture” thống trị trong 1 thời gian dài, có lúc casual wear chễm chễ cả chục năm. Nhưng 2010s cho chúng ta – cùng với sự giúp đỡ của Internet và social network – khá nhiều options khác nhau. (Tailoring/đồ may, sportwear, smart casual, streetwear, goth/tech/darkwear).

Top 3 món đồ dễ bị lỗi mốt trong tương lai gần

Nhưng có lên và cũng phải có xuống, cái gì cũng vậy – thời trang còn tuân thủ điều này với quy trình còn rõ nét hơn tất cả mọi thứ. Vốn dĩ là 1 vòng lặp hoàn hảo, năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến những sự ra đi lặng lẽ (xu hướng thôi nhé, chứ nó vẫn tồn tại ở đó cho đến một thời kì bùng phát) sắp tới.

Có phải rằng chúng ta đã cảm thấy nhàm chán và quá mệt mỏi với những outfit nào áo hoodie, áo biker, áo bomber, những chiếc skinny jean distressed cùng giày sneaker hay Chelsea boots đầy rẫy trên Instagrame. Chắc rằng người xem hay rộng hơn là thị trường, cần 1 thứ gì đó mới mẻ hơn. Và đây là những thứ sẽ gần như bị xóa sổ trong 2/3 năm tiếp theo.

Dưới đây là Top 3 món đồ dần bị lỗi mốt như vậy .

1.Skinny Jean

Thập niên 2010s đón chào chúng ta bằng sự tối đa hóa việc sử dụng Skinny Jeans. Đâu đâu cũng skinny, anh trai làng nào skinny jeans và thêm các phần khác như distressed jeans, zipped jeans vv.vv – có lẽ có 1 giai đoạn 10 outfit trên IG thì cả 10 tấm là hình mặc một chiếc skinny jeans cùng 1 đôi sneaker hypebeast nào đấy.

Nó quyền lực tới nỗi phải thuyết phục những người mập cũng phải gồng mình vào trong chiếc quần jean bó sát bé tí đây. Nhưng có một điều chúng ta phải công nhận rằng skinny jeans chỉ thực sự có tác dụng với những người có ống chân thon, gầy và all-black. Được mang nhiều inspo từ các ngôi sao nhạc punk/rock hồi xưa (Mà xem có ông nào béo đâu, chơi đồ quá mà) – skinny jeans vượt trội so với các sản phẩm quần khác trong thập niên này, nhưng nếu người mặc không phải là người quá gầy hoặc quá cao, thì có lẽ skinny jeans sẽ khiến bạn trông như 1 chiếc xúc xích Đức. (Hedi Slimane quá hiểu điều này mà). Và hãy coi The Sausage của GXGY 1 để biết mình đang nói gì nhé =))).

Càng về sau, sự ảnh hưởng của Skinny càng giảm sút nhiều. Các ngôi sao nhạc Rock gầy cũng không còn ảnh hưởng nhiều mà thay vào đó là các Rapper da màu với style over. Khách hàng cũng trở nên thông minh hơn khi nhận ra khuyết điểm chết người của Skinny Jeans – khó mặc và di chuyển, các túi bó sát, khó mà nhét và rút ra một chiếc smartphone ngày càng bự của thời đại – khiến phần top của bạn trở nên thật to và xàm xí. (Nếu bạn không hợp).

Tất nhiên rồi, một điểm nữa là thời đại 4.0 và công nghiệp hóa, người ta khá là lười đi lại và hoạt động nên sự phình trướng của cân nặng cơ thể là điều khó tránh khỏi. Việc bất tiện mà skinny jeans mang lại cho đa số thị trường khiến ít người sử dụng hơn, ít ảnh hơn và mang tới khái niệm (Out-trend). Một điểm nữa là do chất bó sát người của Skinny jeans khiến chúng ta khó có thể nào custom một cách nào đó lên hắn – nếu so sánh với straight jeans hay slim-fit.

2019-2020 đón nhận sự trở lại của những chiếc quần jeans form thẳng, hay oversize và cả ống loe cánh cụp cánh xòe của những năm 199x. Skinny jeans có lẽ sẽ trở lại giấc ngủ đông trước khi bùng lại vào năm 2200 mấy.

Và các bạn nhìn xem mùa Xuân/Hạ và Thu/Đông 2020 có nhà nào làm skinny jeans hay form bó sát nữa khóc – thay vào đó là các trousers, các tailored pants rộng rãi và thoải mái – tạo được hình dáng khi bước đi bởi người dùng. This is the time for Blank Space.

2.Overpower Logo

Hay mình gọi thân thương là Big Logo – Logomaniac đập thẳng vào mặt chúng ta và khiến chúng ta điên cuồng vì nó suốt 2010s. Từ các thương hiệu streetwear, skatewear hay đến các highfashion brands, big logo đã nắm bắt theo nhịp đập của xu hướng và hồi sinh từ những khu phố Harlem của Dapper Dan vào thập niên 90s. Không chỉ dừng ở chiếc tee, chiếc hoodie mà gần như cả bộ đồ, túi xách và knitwear đều được bao phủ toàn phần bằng tên thương hiệu (Balenciaga này, Gucci này, Dior này..)

Nhưng, nhanh vào mắt thì cũng dễ nhanh gây mệt mỏi. Người ta (ở đây là khách hàng) đã cảm thấy sự nhàm chán của Big Logo (Thì coi xem Balenciaga còn làm full-printed logo nữa không, hay dạo này các bạn xem giá resell/stock của Supreme Box logo còn cao như đợt trước nữa không?). Khách hàng yêu cầu sự sáng tạo nhiều hơn, sự đầu tư về chất liệu, form dáng nhiều hơn đến từ các thương hiệu hơn là cách họ sẽ nghĩ để cái logo này lên vị trí nào?

Off-white hay Gucci trong 2020 đã trình diễn những items không còn đặt nặng việc big logo nữa mà thay vào đó các kí hiệu, các graphic đặc trưng thể hiện thương hiệu và được thêu hay xử lí một cách tinh tế hơn. (Hay in ở chỗ nào mà không chỉ là ngực hay sau lưng nữa). Dù rằng, big logo vẫn là 1 phương thức để tăng độ nhận diện thương hiệu, nhưng 2020 sẽ là thời điểm – nó không còn được trọng dụng nhiều nữa.

3.Đồ mang tính Function mà nó không function cho lắm.

2010s cũng đón nhận các xu hướng mang tên Techwear/ Utility wear với việc phát triển tính ứng dụng lên trên quần áo của mình. Tuy nhiên, khái niệm nay được 1 số thương hiệu (Đa phần Mid-tier hay Low-tier) hiểu lầm và cố nhồi nhét những Function/tính năng vô lý lên quần áo của mình và tạo ra 1 sản phẩm vô cùng kệch cỡm. Tuy nhiên, nó lại mang độ ngầu cho người mặc và thế là thị trường (Đặc biệt là Gen Z) đón nhận vô cùng nồng nhiệt, dây nhợ, túi pocket xếp một cách lung tung. Khác xa với các concept thực sự phục vụ cho tiện ích con người từ thời trang như hiking, performance fabric hay trail-running shoes và military-inspired. Gore-Tex cũng là chất liệu được sử dụng nhiều trong thời gian này mặc dù khách quan rằng – nó cũng chỉ mang ý nghĩa là nâng tầm giá trị bán của sản phẩm hơn là tính năng cung cấp cho con người.

Có một thời gian, CĐN – Cơ động nhí tràn lan trên phố phường Hà Nội và Sài Gòn. Thực sự hơi nực cười vì cả khi người mặc lẫn người thiết kế đều thực sự không hiểu giá trị cốt lõi của Function Clothing mà chỉ đắp lên khiến chúng ta có những giai thoại Cosplay bất hủ. Tuy nhiên, ai rồi cũng nhận ra vì đơn giản – nếu không mang lại tiện ích, chúng sẽ trở thành những chi tiết rườm rà và người khó chịu ở đây nhiều nhất chính là khách hàng.

Tóm cái váy lại

Do đó 2020 sẽ kick-out những style như trên – dẫn chứng các bạn có thể theo dõi thông qua các outfit mà thị trường đan mặc trong giai đoạn 2019-2020 để xem xét lại.