Thời Trang

THRIFT SHOP LÀ GÌ MÀ NHỮNG GEN Z MÊ ĐẾN THẾ?

Nhắc tới đồ secondhand, vintage , đồ cũ,…. có lẽ ai cũng biết. Và trào lưu các bạn trẻ mặc những bộ đồ sống lại phong cách thập niên 80’s  hay 90’s  lan truyền rộng dãi trên internet ,đã góp phần làm sống dậy những món đồ cũ kĩ tưởng chùng đã bỏ đi kia trở lại với giá trí thực của nó. Bởi thế các bạn trẻ đua nhau săn lùng chúng, và không nơi nào nhiều đồ cũ hơn trong một Thrift Shop hết, có cả tỉ những món đồ , có những thứ bạn chỉ thấy trên màn hình điện thoại, nay xuất hiện gợi cho bạn sức sáng tạo vô bờ bến với chúng.

Trong bài viết này hãy cũng nhau tìm hiểu và khám phá thên về Thrift Shop nhé.

Dưới đây là bài hát “Thriftshop”  đã góp phần khơi mào làn sóng ” diện đẹp cùng đồ cũ” của các bạn trẻ Gen Z ngày nay .

THRIFT SHOP là gì? có phải là “SECONDHAND”?

Đầu tiên, Thrift Shop không phải là một danh từ chỉ để riêng về thời trang. Có nghĩa là khi bạn đi thrift – không có nghĩa là bạn chỉ chăm chăm đi mua quần áo. Trái lại, bạn có thể mua bất cứ thứ gì khi thrifting, tủ lạnh cũ, máy giặt, máy sấy, dao, giầy, thắt lưng, sách và thậm chí là cả nồi niêu, xoong chảo, băng cassette. Tất nhiên mọi thứ vẫn phải dùng được và đảm bảo tính năng của nó – chỉ có điều là nó không mới và tuổi thọ đã giảm một phần, nhưng được cái là giá vô cùng rẻ và hợp lí cho những người nào có điều kiện tài chính eo hẹp.

Mục đích của Thriftshop là hệ thống các cửa hàng sử dụng việc bán đồ củ để quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận. Ban tổ chức các Thriftshop sẽ kêu gọi mọi người không xài đồ gì nữa thì có thể bán hoặc đóng góp tự nguyện cho các địa điểm cửa hàng của họ. Số tiền thu được từ việc bán đồ cũ sau khi trả lại cho người bán (Nếu họ tính phí – mà thông thường là ủng hộ, phí thường rất nhỏ/mang tính tượng trưng) thì được trích 1 phần cho chi phí hoạt động cửa hàng và toàn bộ còn lại được làm quỹ từ thiện.

Tại sao lại phát triển đến thế?

Ngày xưa, đời sống con người còn khổ cực và quần áo không có nhiều để mặc. Thiên tai, chiến tranh (Đặc biệt là WW1,WW2) bòn rút nền kinh tế bên cạnh các cuộc đại suy thoái, người ta thường có xu hướng sửa đồ cũ hơn là mua đồ mới (Cũng từ đó có các kĩ thuật thuê, dệt kim hay nhuộm vải, patchwork như Boro Nhật bản bây giờ). Khi các cuộc cải cách và thời kì công nghiệp hóa mở đường cho thời trang sản xuất số lượng lớn và hàng loạt – người ta mới mua đồ nhiều hơn và song song, sẽ vứt bỏ những món đồ cũ.

Thêm đó, thời bình khiến con người ăn – ngủ – nghỉ – have s*x đều đặn nên dân số cứ gọi là tăng rào rào. Người đông, đất lại chật nên không có nhiều không gian để trữ đồ (Như việc nhà các bạn ngày xưa hay có cái nhà kho í, giờ hết rùi) cho nên người ta thường vứt đồ đạc, quần áo ra ngoài đường. Lại được cả thêm tính sĩ diện cao khi mà cái nhìn kỳ thị về việc mặc đồ cũ hay đồ người khác đã mặc là biểu hiện của cái sự nghèo, của sự thiếu thốn tiền bạc nên đống đồ cũ đó – mặc dù còn rất tốt và sử dụng được – chỉ chờ nằm ra bãi rác.

Thế là Thrift Shop xuất hiện, giải quyết toàn bộ các vấn đề trên. Người ta có 1 nơi để vừa giải phóng không gian trong nhà, vừa được mang là làm từ thiện – một bên thì không phải mang danh quá lớn về việc “Sử dụng đồ cũ của người khác” vì họ cũng trả tiền cho món đồ đó mà và dĩ nhiên, cũng là làm từ thiện. Hai bên được củng cố lòng tin nên các cửa hàng Thriftshop phát triển tăng vọt, đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Mỗi con đường có thời điểm ít nhất là có 1 Thrift shop.

Ngày nay phát triển như thế nào?

Thrift shop thời hiện đại đã bài bản và chiến lược hơn rất nhiều. Có những tập đoàn hay công ty lớn quản lý các chuỗi cửa hàng thrift shop và biến dây chuyền này thực sự thành 1 cỗ máy đếm tiền khi là một bên trung gian thu mua đồ và phân phối cho đại chúng với mức giá siêu hợp lí. Số lượng nhiều, giá rẻ. Đời sống con người càng cao – cộng với “Consumerism”/Sức mua hàng vô tội va” làm nguồn hàng áo cũ, đồ cũ tung ra ngoài thế giới là vô cùng tận. Mà hầu hết toàn là các chất liệu khó tái chế và bền bỉ theo thời gian, việc các Thriftshop lưu trữ lại giống như 1 cơ hội dành cho những người muốn trải nghiệm nhưng với mức giá mà họ chấp nhận được.

Bên cạnh đó, cái hay của Thriftshop chính là tính “Lưu Trữ” hay gọi là Archived về Xu hướng. Mình luôn nói “Thời trang là một vòng lặp” – thì Thriftshop như 1 cái ổ cứng di dộng để save những xu hướng đã qua, lưu hành nội bộ nó và mang nó ra trở lại đại chúng khi cái vòng lặp đó quay 1 vòng hoàn chỉnh. Có thể nói một phần các fashion vibe từ thập niên 80s/90s trở lại Việt Nam mạnh mẽ cũng nhờ một phần là sự hoàn thiện và phát triển của các secondhand store/online store khi mà các bạn founders cũng chủ động chụp hình, làm những campaign lookbook/clip liên quan đến số đồ và vibe đồ mà họ đang có. Điều này cũng đẩy mạnh tinh thần thời trang cổ điển hoặc thời xưa quay lại khi mỗi brand/store đều có một lượng khách hàng trung thành của nhau.

Đó – hệ sinh thái thời trang này, nó là 1 hệ sinh thái vòng lặp, kín và khá thú vị. Mọi thứ diễn ra đều có lý do của nó cả.

Top 5 địa chỉ Thrift Shop đáng ghé qua nhất  tại  Sài Gòn

Kho nhà mình :

Đúng như tên gọi , Kho nhà mình chuyên bán các kiểu quần áo theo phong cách vintage xưa cũ dành cho các bạn nam như áo khoác jean, áo sơ mi nhung, áo len họa tiết, áo dạ, giày vintage… đa dạng và thường xuyên khui lô hàng mới

Các sản phẩm của Kho phù hợp với các bạn nam thích phong cách retro cổ điển, một số sản phẩm cũng có màu sắc rực rỡ, kiểu dáng năng động.

  • Địa chỉ: 218/3 Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 10h00 – 21h00
  • Mức giá:180.000 – 650.000 đồng
  • Ưu điểm: Đồ được tuyển chọn kỹ, nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng
  • Khuyết điểm: Mức giá khá cao, shop không bán online

Hannyscorner-Vintage

Các món đồ của Hannyscorner đều có nguồn gốc từ Hàn-Nhật-Mỹ. Những sản phẩm của shop rất đa dạng và phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên, công sở như áo blazer (áo vest), váy đầm, quần tây, áo sơ mi kiểu Nhật, Hàn

Ngoài ra shop cũng bán các phụ kiện như mũ cói, dây nịt da, giày bốt,giày thể thao,…rất phù hợp với các bạn nữ mê phong cách nhẹ nhàng, vintage. 

Địa chỉ:

  • Chi nhánh 1: 350/15 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
  • Chi nhánh 2: 80/19 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, quận 1, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 10h00-21h00
  • Mức giá: 50.000 – 250.000 đồng
  • Ưu điểm: Thường có nhiều đợt khuyến mãi, giá cả rẻ, không gian shop rộng rãi thoáng mát.
  • Khuyết điểm: Nhiều sản phẩm có size khá lớn.

Retro boutique

Shop bán đồ cho cả nam và nữ theo phong cách retro thường thiên về kiểu cổ điển thanh lịch, sang trọng. Những item như áo khoác măng tô Hàn, quần tây, yếm, áo blazer, sơ mi , quần jean, đầm hoa, mũ cói, giày cao gót…luôn được treo gọn gàng trên giá và chỉ đợi chủ nhân đến Retro để mang về. 

  • Địa chỉ: Lầu 3, 43 Đặng Thị Nhu, quận 1, TP.HCM
  • Giờ mở cửa:11h00-20h00
  • Mức giá: 200.000 – 600.000 đồng
  • Ưu điểm: nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng
  • Khuyết điểm: Không gian shop khá chật

Sờn boutique

Một địa điểm rất nổi tiếng chuyên bán áo thun màu, chân váy, quần nhung, jacket, đầm, khoác jean, yếm jean,… với mức giá rẻ như cho.

Những sản phẩm của shop thường có màu sắc khá sặc sỡ, độc đáo, đa dạng về phong cách, kiểu dáng 

  • Địa chỉ: 590/E13 Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 10h00-21h00
  • Mức giá: 10.000-250.000 đồng
  • Ưu điểm: Giá rẻ, nhiều size để lựa chọn
  • Khuyết điểm: shop không bán online, vào dịp sale thường rất đông nên khó lựa đồ.

Vạc

Lại thêm một shop dành cho cả bạn nam và nữ với những item nổi bật như yếm nhung, sơ mi họa tiết, áo len, áo bomber năng động, áo khoác jean,…

Các sản phẩm của shop đều được tuyển chọn kỹ nên còn rất mới và đa dạng phong cách. Dù bạn theo style cool ngầu hay ấm áp thì đều có thể đến shop lựa mỏi tay 

  • Địa chỉ: 824/31 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, TP.HCM
  • Giờ mở cửa: 10h00 – 21h00
  • Mức giá: 35.000 – 420.000 đồng
  • Ưu điểm: Nhiều mẫu mã theo những style khác nhau để lựa chọn
  • Nhược điểm: Một số sản phẩm có mức giá khá cao

Để mua được những món đồ tại những Thrift Shop bạn cần lưu ý những điều sau :

  • Kiểm tra kỹ màu sắc, vết ố, chất lượng của món đồ: Một số thrift shop thường sử dụng đèn màu vàng, điều này một phần sẽ giúp che đi những bộ quần áo bạc màu, vết rách, các vết ố, đường may lỗi,…Vì vậy bạn nên mang quần áo ra nơi có ánh sáng trắng hoặc ánh sáng tự nhiên để có thể kiểm tra kỹ trước khi quyết định mua.
  • Chọn size quần phù hợp: Dù rất ưng ý kiểu dáng nhưng bạn cũng không nên mua những chiếc quần có size lớn hơn nhiều so với dáng người vì khi đi sửa, bóp lại quần có thể bị mất form.
  • Giặt kỹ trước khi sử dụng: Bạn không thể biết món đồ đã đi qua những đâu và qua tay bao nhiêu người vì vậy ngay cả khi món đồ trông sạch sẽ thì cũng nên giặt và là lại để đảm bảo an toàn.