Top +15 bộ phim về thời trang đáng xem nhất mọi thời đại
Với những bạn trẻ đam mê thời trang, muốn có cái nhìn khác trong những bối cảnh khác nhau của bộ phim thì top 10 bộ phim về thời trang đáng xem nhất sẽ giúp bạn thỏa mãn đam mê. Sau đây là một số phim nếu bạn nào coi rồi thì coi lại, còn nếu bạn nào chưa coi thì hãy dành chút thời gian để trải nghiệm nội dung film cũng như quan trọng nhất – chính là thời trang.
Mục Lục Bài Viết
1. The devil wears Prada – Bộ phim về thời trang kinh điển nhất
Một trong những bộ phim về thời trang kinh điển và được nhắc đến nhiều nhất chắc chắn là “The devil wears Prada”. Bộ phim được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Yêu nữ hàng hiệu”. The devil wears Prada là một tác phẩm chính kịch hài hước nổi tiếng của xứ sở cờ hoa.
Tác phẩm được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lauren Weisberger. Bộ phim kể về cuộc hành trình tuổi trẻ của nữ chính Andrea Sachs (do Anne Hathaway thủ vai) – Một nhà báo trẻ mới tốt nghiệp đang tìm kiếm cơ hội việc làm.
Một người luôn chế giễu, khinh thường sự nông cạn của nền công nghiệp thời trang nhưng dòng đời xô đẩy, cô lại trở thành trợ lý riêng cho Miranda Priestly (do Meryl Streep thủ vai) – Một nữ tổng biên tập tạp chí thời trang danh tiếng lạnh lùng và khó tính.
Thời gian làm việc đã dần chứng minh được năng lực và sự nhiệt huyết của cô gái trẻ. Cô dần chinh phục và lấy được sự tin tưởng từ vị tổng biên tập quyền lực nhưng lúc này cũng là lúc cô mất tất cả. từ gia đình, bạn bè đến người yêu, thậm chí ngay cả bản thân cô cùng không giữ được.
Lúc này Andrea mới nhận ra rằng thế giới thời trang tưởng chừng hào nhoáng, xa hoa đó thực chất lại vô cùng khốc liệt. Để rồi sau tất cả, cô chọn cách từ bỏ tất cả những thành công đang có để trở về với cuộc sống trước kia được làm chính mình.
Bên cạnh việc diễn xuất tự nhiên, chân thực đến từ dàn diễn viên gạo cội thì The devil wears Prada còn ghi điểm bởi những bộ trang phục long lanh, hút mắt và vô cùng đắt đỏ. Từ đó ta thấy được ánh hào quang của giới thời trang nói chung và tạp chí hàng đầu thế giới nói riêng.
Cho đến hiện nay, vẫn chưa có bộ phim nào đánh bại được The devil wears Prada về khoản đầu tư trang phục. Nếu bạn xem phim, bạn cũng sẽ rút ra được cho mình nhiều bài học sâu sắc về những người hoạt động trong ngành công nghiệp thời trang. Từ những câu thoại, tình tiết đều không thừa thãi. Chúng đều được trích dẫn trên nhiều diễn đàn, đem đến sự tranh luận rất lớn.
2. The First Monday in May – Bộ phim về thời trang dưới thể loại tài liệu
Khi nhắc đến phim tài liệu về thời trang thì không thể bỏ lỡ The First Monday in May – Một tác phẩm kinh điển của Hollywood. Bộ phim chính là một thước phim ghi lại toàn bộ quá trình diễn ra một sự kiện đình đám nhất làng mốt đó chính là Met Gala tổ chức tại New York.
Đặc biệt, bộ phim sẽ được dẫn chuyện bởi nhân vật chính là tổng biên tập của tạp chí Vogue – Anna Wintour. Sự kiện được Vogue tổ chức lần này sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhân vật đình đám trong giới cùng như nghệ sĩ như Karl Lagerfeld, Jean Paul, Rihanna, Sarah Jessica Parker, Beyoncé…
Từ quá trình thực hiện thiết kế không gian xa hoa, không khí trang trọng đến những khoảnh khắc trên thảm đỏ, người xem dưới sân khấu đều được bắt trọn. Bên cạnh đó, những hình ảnh căng thẳng, tất bật chuẩn bị trong hậu trường cũng được hé lộ độc quyền.
Khi theo dõi bộ phim tài liệu này, bạn sẽ cảm nhận rõ được sự chuyên nghiệp, hợp sức tổng lực của cả một ê-kíp để có thể tạo nên một sự kiện đáng nhớ. Quả thật là không có một ngành nghề nào là dễ dàng cả, đặc biệt là với ngành thời trang đào thải cao này.
3. Funny Face – Phim về thời trang cổ điển đầy lãng mạn
Nếu nói về những bộ phim về thời trang kinh điển thì sẽ thật thiếu sót nếu như bạn bỏ qua “Funny Face”. Bộ phim là sự pha trộn hoàn hảo giữa sự quyến rũ của hoài niệm một thời hoàng kim của thời trang.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của nhà quay phim Richard Avendon, đạo diễn bởi Stanley Donen và được cái gật đầu của huyền thoại điện ảnh Audrey Hepburn cho vai nữ chính. Trong phim, nữ diễn viên vào vai Jo Stockton – Một nhân viên bình thường tại một hiệu sách nhỏ giữa thành phố New York.
Cô luôn có ước mơ muốn theo đuổi ngành triết học tại Paris nên với thời trang, cô dường như không có sự thích thú hay quan tâm đặc biệt. Thế nhưng một ngày nọ, cô lại vô tình lọt vào ống kính của chàng nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng Dick Avery (do Fred Avery thủ vai).
Chính bởi nét đẹp đặc biệt trên khuôn mặt đã giúp Jo ghi điểm trọn vẹn trong mắt anh chàng. Từ cuộc gặp gỡ định mệnh đó, Dick quyết tâm sẽ biến Jo trở thành một người mẫu thời trang và cả hai đã cùng nhau đến Paris. Tại đây, Jo đã được khoác lên mình những bộ cánh vô cùng lộng lẫy, xa hoa và vô cùng tinh tế.
Funny Face đã mang đến những khung hình tuyệt đẹp bởi những bộ trang phục thiết kế cầu kỳ bởi 2 nhà thiết kế Edith Head và Hubert de Givenchy. Hình ảnh một có gái trẻ tinh nghịch, tươi tắn, có sức quyến rũ riêng đã giúp Funny Face trở thành bộ phim về thời trang nổi tiếng nhất mọi thời đại.
4. The September Issue – Cái nhìn thực tế về giới thời trang
Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim phản ánh tốt nhất hoạt động của ngành công nghiệp thời trang thì The September Issue là gợi ý đầu tiên của tsfu.vn. Bộ phim về thời trang này chính là bức tranh toàn cảnh về quá trình lên ý tưởng cho số báo mùa thu của tạp chí quyền lực Vogue Mỹ.
Cụ thể là câu chuyện hậu trường giữa tổng biên tập Anna Wintour và toàn bộ nhân viên của cô trong quá trình hoàn thành số tạp chí tháng 9. Bởi đây là số ấn phẩm quan trọng nhất nên toàn bộ nhân viên đều rất áp lực, trong đó nổi bật nhất chính là Grace Coddington – Một cựu người mẫu chuyển mình sang làm giám đốc sáng tạo, và cô cùng là người duy nhất dám phản biện, bảo vệ ý kiến của mình trước tổng biên tập.
Trong bộ phim, người xem sẽ cảm nhận được rất rõ tính cách của các nhân vật. Grace đã phải cố gắng nỗ lực rất nhiều, có khi phải chịu đựng tính cách hung hăng ngang tàn của Anna. Nhưng chung quy lại, cả hai người đều mong muốn cho tạp chí của mình phát triển tốt nhất. Đến cuối cùng, những ý kiến của Grace cũng thuyết phục được Anna, để cô chấp nhận hiện thực hóa chúng lên ấn phẩm tháng 9.
Không chỉ dừng lại ở đó, bộ phim về thời trang này còn giúp người xem hiểu hơn về tính khắc nghiệt của ngành công nghiệp xa xỉ bậc nhất này.
5. Confession of Shopaholics – Bài học đắt giá cho việc nghiện mua sắm
Confession of Shopaholics là một lời thú tội của một tín đồ nghiện mua sắm, phim mang đến tiếng cười nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng rất sâu lắng. Phim về thời trang kể về nhân vật chính là cô nhà báo xinh đẹp Rebecca có chứng nghiện mua sắm. Chính bởi “thói xấu” đó mà cô đã phải đối mặt với hàng tá nợ nần chồng chất.
Ước mơ của cô là được làm việc cho tạp chí thời trang hàng đầu Alette nhưng trớ trêu thay, cô lại được trúng tuyển vào tạp chí tài chính Successful Saving. Khi làm việc tại đây, cô đã viết một bài báo đưa tên tuổi của tạp chí lên một tầng cao mới. Cô nàng trở thành ngôi sao của tòa soạn và được mọi người tâng bốc.
Trái ngược với cuộc sống đó, ngoài đời Rebecca luôn phải chạy trốn lại tất cả các khoản nợ, luôn viện lý do để trốn tránh các khoản nợ từ việc mua sắm. Thấy thế, người bạn thân duy nhất của cô không thể ngồi yên, cô tìm mọi cách để giúp Rebecca cai nghiện shopping nhưng dường như mọi cố gắng đều không đi đến kết quả.
Sau cùng, việc gì đến cũng phải đến, nhân vật chính của chúng ta phải đối diện với lối sống “bê tha” của mình trước sóng truyền hình, khiến người thương thất vọng, bạn thân của cô cũng bị tổn thương. Cú ngã đó mới có thể giúp Rebecca tỉnh ngộ và bán hết những món đồ hàng hiệu của mình.
Kết phim cô nàng đã trở được hết nợ, đến gặp bạn thân xin được tha thứ và có lại được sự thấu hiểu từ người yêu. Qua bộ phim, bạn có thể rút ra được nhiều bài học nhưng có lẽ bài học rõ nét nhất chính là “Thẻ tín dụng là nguồn cơn cho những món nợ khổng lồ”.
6. The Great Gatsby – Hồi sinh thời hoàng kim của thời trang
The Great Gatsby là bộ phim về thời trang “vĩ đại” làm sống dậy thời kỳ huy hoàng của giới thời trang. Bộ phim chính là thước phim về cuộc đời của hai nhân vật chính là Jay Gatsby (do Leonardo Dicaprio thủ vai) và Daisy Buchanan (do Carey Mulligan thủ vai) – Người gây ra sự ám ảnh tình cảm cho nam chính.
Bộ phim chính là thiên đường thời trang đặc trưng của thế kỷ 20 khi những bộ cảnh mà 2 nhân vật cùng dàn diễn viên khoác lên đều rất lộng lẫy. Chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh cũng như thiết kế trang phục chính là vợ của đạo diễn Baz Luhrmann, bà Catherine Martin đã không làm phụ sự kỳ vọng của khán giả.
Bên cạnh đó, trang phục của nữ chính Daisy được nhà thiết kế Miuccia Prada chịu trách nhiệm. Ấn tượng nhất với người xem có lẽ chính là bộ cánh được đính rất nhiều viên pha lê lấp lánh, nổi bật, tỏa sáng trong bữa tiệc của Gatsby. Bộ trang phục đã toát lên được một tiểu thư đài các, nữ tính.
Trang phục của nam chính cũng được chỉn chu thiết kế lại cho phù hợp với thời đại và địa vị. Bộ phim không cần kịch bản quá nhiều lời nói, chỉ cần thông qua hành động và trang phục, người xem có thể cảm nhận được về giai cấp và địa vị của nam chính.
7. Zoolander – Bộ phim về thời trang mang nét hài hước
Mở đầu những năm đầu của thế kỷ 21, nước Mỹ cho ra mắt bộ phim về thời trang hài hước Zoolander. Tên bộ phim chính là nhân vật chính, một chàng trai bảnh bao làm công việc người mẫu được Ben Stiller thủ vai. Zoo xuất thân trong một gia đình thợ mỏ nhưng cậu cảm nhận được niềm đam mê của mình với ngành thời trang nên đã khăn gói lên thành phố lập nghiệp với nghề người mẫu.
Khí thế là vậy, Zoo đăng ký tham gia một cuộc thi nhưng lại để thua Hans (do Owen Wilson thủ vai) dẫn đến chán nản, muốn buông xuôi tất cả. Sau đó, anh chàng đã bị dụ dỗ vào một âm mưu sát hại tổng thống Malaysia. Và cũng từ giây phút đó, cuộc sống của nam chính thay đổi hoàn toàn. Anh phát hiện ra nhiều bí mật của tập đoàn thời trang nổi tiếng và cả vụ ám sát tổng thống Mỹ.
Các bạn hãy tự mình trải nghiệm bộ phim về thời trang kinh điển nhưng không kém phần giật gân này nhé!
8. Clueless – Tác phẩm kinh điển của thập niên 90
Tác phẩm phim thứ 8 được giới thiệu đến bạn đọc chính là Clueless – Một bộ phim hài kinh điển theo phong cách vô cùng trẻ trung. Bộ phim kể về nhân vật chính Cher (do Alicia Silverstone thủ vai) là một cô nàng sành điệu với gu ăn mặc thời thượng.
Một ngày nọ, lớp Cher có một cô bạn chuyển trường đến tên là Tai (do Brittany Murphy thủ vai) và cuộc hành trình thay đổi ngoại hình và tìm bạn trai cho Tai của Cher và Dion (do Stacey Dash thủ vai) bắt đầu.
Trong quá trình đó, nữ chính sớm nhận ra mình cũng khao khát có một người bạn trai nhưng chợt nhận ra không ai thích hợp cả. Sau nhiều biến cố và suy nghĩ, Cher nhận ra rằng quần áo và sự nổi tiếng trong trường không phải là điều quan trọng.
Đây là một bộ phim về thời trang nên yếu tố trang phục được đầu tư rất kỹ lưỡng. Các nhà thiết kế đã lục tung hết tất cả các sàn diễn tại châu Âu để chọn mua trang phục phù hợp. Kết hợp cùng với đó là những phụ kiện, bộ cánh được thiết kế riêng để đảm bảo cặp bạn thân Cher và Dion luôn xuất hiện với vẻ ngoài hào nhoáng nhất.
Đây còn là một bộ phim có ý nghĩa vô cùng nhân văn trong cuộc sống. Để biết ý nghĩa đó là gì, các bạn hãy theo dõi để cảm nhận được nhé!
9. Who Are You, Polly Maggoo? – Một bộ phim trào phúng, châm biếm
Who Are You, Polly Maggoo? nổi tiếng trên toàn thế giới với góc nhìn châm biếm siêu thực tế. Bộ phim được chỉ đạo sản xuất bởi nhiếp ảnh gia và nhà làm phim lẫy lừng William Klein. Khi trải nghiệm bộ phim, bạn sẽ thấy được sự thật phù phiếm không như mơ của ngành công nghiệp thời trang.
Khán giả khi xem phim sẽ được “du hành không gian” về với những năm 60 của thế kỷ XX, nơi những nhà thiết kế như Jean-Paul Gaultier và Marc Jacobs được truyền cảm hứng sáng tạo bất tận.
Nhân vật chính của bộ phim về thời trang này chính là siêu mẫu Polly Maggoo (do Dorothy McGowan thủ vai) và biên tập viên quyền lực Miss Maxwell (do Grayson Hall thủ vai). Chính bởi sự uy tín của người biên tập này mà ông có thể nắm trong tay “tính mạng” của hàng ngàn người mẫu khi có thể quyết định sự nghiệp của họ.
10. Phantom Thread – Sự ám ảnh lên phân khúc thời trang cao cấp
Bộ phim cuối cùng trong danh sách những bộ phim về thời trang kinh điển chính là Phantom Thread. Bộ phim là bức tranh khắc họa rõ nét nhất sự về sự chuẩn xác đến từng milimet của ngành thời trang cao cấp. Sẽ không chấp nhận một sai sót nào trong từng thiết kế và đường may.
Trong phim, nhân vật Reynolds Woodcock (do Daniel Day-Lewis thủ vai) – Một nhà thiết kế của giới thượng lưu ở London những năm 1950. Tại đây, ông gặp được nàng thơ của mình trên một quán cafe thơ mộng bên bờ biển nước Anh xinh đẹp.
Xuyên suốt bộ phim là một câu chuyện tình đẹp đến nao lòng của cặp nam nữ chính nhưng lại có một kết cục như một cơn ác mộng mà ai cũng muốn tỉnh giấc. Khi những khác biệt trở nên quá lớn không có điểm chung thì chuyện dừng lại là điều tất yếu.
11. Cruella – Bộ phim thời trang hài hước
Cruella là một bộ phim về thời trang nhưng mang hơi hướng của thể loại hài hước, chính kịch, tâm lý tội phạm.
Trong phim, Cruella – do diễn viên điện ảnh nổi tiếng Emma Stone thủ vai, là một người làm trong ngành thời trang. Bởi có những thiết kế đẹp cuốn hút nên cô đã lọt vào mắt của sếp và được thăng chức lên vị trí trợ lý.
Một bộ phim hài hước về thời trang mà bạn nên xem
Nữ nam tước Von Hellman (do Emma Thompson thủ vai) là người đứng đầu một công ty thời trang nổi tiếng và cũng là sếp của Cruella. Thực chất, Cruella làm cho Von Hellman chỉ với mục đích là trả thù cho người mẹ đã mất của mình. Cô nghĩ rằng sếp là người sát hại mẹ mình nên đã lên kế hoạch trả thù.
Cô đã nhiều lần khiêu khích sếp với những bộ thời trang cá tính, phá cách trong các sự kiện mà nữ nam tước tham dự và được giới thời trang đánh giá cao. Sau khi bị Cruella liên tục công kích thì Von Hellman cũng không ngồi yên và cho người hãm hại Cruella.
Và tất nhiên, Cruella không chịu thua, cô phản đòn lại và đánh bại Von Hellman. Chính người sếp này cũng là nhân tố khiến Cruella biến thành nhân vật phản diện sau này.
12. Dior And I – Phim tài liệu thời trang đặc sắc
Đối với những tín đồ thời trang trên thế giới, việc được đến buổi trình diễn thời trang của Haute Couture là một niềm mơ ước. Đó là nơi những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật được hiện thực hóa từ trang giấy bởi các nhà thiết kế tài ba.
Thế nhưng bao lâu để có thể hoàn thành một bộ sưu tập thời trang như vậy? Có những công đoạn gì để làm ra những bộ trang phục tinh xảo, lộng lẫy đến từng chi tiết? Trong bộ phim Dior And I bạn sẽ được giải đáp tất cả.
Dior And I sẽ cho bạn biết về quá trình của 1 buổi biểu diễn thời trang
Bộ phim sẽ hé lộ cho khán giả về hậu trường bí ẩn của thời trang Haute Couture Paris một cách chân thực. Khán giả sẽ được dõi theo hành trình của nhà thiết kế người Bỉ Raf Simons.
Ông được mời làm giám đốc sáng tạo cho hãng thời trang danh tiếng Christian Dior. Chỉ trong 8 tuần lễ ngắn ngủi, ông cần thực hiện BST thời trang cao cấp Thu-Đông và tái hiện lại biểu tượng lẫy lừng New Look của Dior.
13. Thời Trang Thập Niên 70 – Fashion 70’s
Phim về thời trang “Thời Trang Thập Niên 70” – Fashion 70’s này là bộ phim lấy bối cảnh Hàn Quốc đang chìm trong khói lửa chiến tranh khốc liệt. Đó là câu chuyện sống động về 4 thanh niên đã lớn lên trong thời kỳ đó.
Joon Hee cùng Kang Hee – con gái của người giúp việc, Dong Young – con của 1 tướng lĩnh quân đội và Jang Bin là những người bạn thân. Joon Hee và Kang Hee vốn là hai người chơi thân với nhau từ nhỏ. Nhưng sau khi chiến tranh xảy ra, cuộc sống của họ có sự đảo lộn.
Cuộc đời của 4 người bạn thân sẽ đi về đâu sau những xáo trộn?
Họ bị lạc mất cha mẹ, mẹ của Joon Hee thì bị mất trong trận bom nổ. Lúc này, bố Joon Hee thì nhận nuôi Kang Hee, yêu thương cô như con gái ruột. Còn mẹ Kang Hee lại đem Joon Hee về nuôi. Nhưng Joon Hee đã sống với cái tên mới là Doe Mi bởi muốn quên đi quá khứ đau buồn.
Cả 4 người đều trưởng thành và gặp lại nhau. Doe Mi với mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang nên chuyển đến Seoul với sự giúp đỡ của Jang Bin. Anh có tình cảm với cô nhưng không được đáp lại. Còn Doe Mi lại gặp được Dong Young – hiện đang là thân cận của tổng thống. Dù hai người không nhận ra nhau nhưng họ đã rất nhanh có tình cảm tốt đẹp với nhau.
Về phía Kang Hee, cô cũng là người hoạt động trong lĩnh vực về thời trang và cũng có tình cảm với Dong Young. Cô nhận ra Dong Young lại yêu Doe Mi. Chính mối tình cùng quá khứ bị đảo lộn ấy đã thu hút nhiều người xem.
14. Coco Before Chanel – Phim thời trang dạng tài liệu
Phim về thời trang Coco Before Chanel cũng là một bộ phim dưới dạng phim tài liệu nói về nhà thiết kế Coco Chanel. Nhà thiết kế nổi tiếng này vốn phải sống trong trại trẻ mồ côi từ khi còn nhỏ vì bị bố bỏ rơi.
Góc khuất trong cuộc đời của nữ thiết kế lừng danh được tái hiện
Khi lớn lên, cô cũng phải làm việc cực nhọc, vật lộn từng ngày để kiếm tiền. Ban ngày, cô thiết kế trang phục cho nghệ sĩ biểu diễn, ban đêm cô đi hát cho các quán bar. Cô gặp và có tình cảm với một doanh nhân người Anh – Arthur Capel, nhưng anh ta đã có vị hôn thê.
Sau đó, cô lại đón nhận thêm cú sốc lớn nữa khi Arthur Capel đột ngột qua đời do tai nạn, nhưng cô đã nhanh chóng bình tĩnh lại. Cuối cùng, cô cho ra đời thương hiệu Chanel sau bao nhiêu nỗ lực và sự chăm chỉ của mình.
15. The Dressmaker – Phim chuyển thể thu hút bởi thời trang đỉnh cao
The Dressmaker là bộ phim về thời trang chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Rosalie Ham. Phim được xây dựng theo chủ đề tâm lý xã hội, thời trang và tình yêu. Đó là cuộc hành trình của cô thợ may Tilly (do Kate Winslet thủ vai) khi hồi hương và báo thù khi cô ra khỏi trại giáo dưỡng. Cô bị buộc tội giết người một cách oan ức.
Chặng hành trình đầy cảm xúc của Tilly
Người xem sẽ không chỉ được mãn nhãn như xem một buổi diễn thời trang cao cấp mà còn được hòa chung với dòng cảm xúc của nhân vật. Bạn sẽ được thấy sự trả giá cho sự tham lam, độc ác cùng bản chất đố kị nhỏ nhen của con người. Tất cả đều được Tilly bóc trần khiến khán giả thỏa mãn.
16. Series The Assassination of Gianni Versace – phim thời trang hình sự hấp dẫn
Series The Assassination of Gianni Versace được biết đến là một bộ phim về thời trang dạng hình sự được nhiều khán giả yêu thích.
Bối cảnh của bộ phim là năm 1997, nhà thiết kế thời trang Gianni Versace bị bắn chết ngay tại hiên cửa nhà ở tuổi 50. Ông đã để lại thương hiệu thời trang danh tiếng mang tên mình cho em gái là Donatella. Thủ phạm đã giết ông chính là Andrew Cunanan, một kẻ giết người hàng loạt.
Hình tượng nhân vật trong Series The Assassination of Gianni Versace
Các cảnh trong phim được quay chậm với khung hình góc rộng ấn tượng. Tone màu chủ đạo là màu vàng ấm giúp tái hiện thành công khung cảnh của thành phố Miami huy hoàng của thập niên 90.
17. The Neon Demon – Phim thời trang kinh dị
Bạn có nghĩ rằng thời trang lại được kết hợp với kinh dị hay không? Tất cả sẽ có trong The Neon Demon. Mặc dù sẽ có những cảnh quay rùng rợn nhưng trong phim cũng có rất nhiều thiết kế thời trang mãn nhãn.
Khi thời trang kết hợp với yếu tố kinh dị
Phim nói về Jesse (do Elle Fanning đóng) – một cô gái có sắc đẹp và tuổi trẻ. Cô rời quê hương của mình để tìm kiếm cơ hội ở Los Angeles. Cô đã có những thành công trong chớp nhoáng, cũng bởi vậy mà cô bị cuốn vào nhiều cám dỗ. Những cạm bẫy luôn xung quanh cùng với sự ganh tị của đồng nghiệp.
Tuy rằng phim có nhiều chi tiết cường điệu hóa, hay các chi tiết kinh dị gây sốc nhưng về tổng thể phim vẫn được đánh giá cao.
18. Mini series Halston – Series phim thời trang đáng xem
Mini series Halston là bộ phim xoay quanh cuộc đời của nhà thiết kế nổi tiếng Halston. Bộ phim cuốn hút người xem bởi nội dung được kịch tính hóa dựa theo các tính tiết thực tế. Bên cạnh đó, yếu tố thời trang cũng khiến người xem mãn nhãn khi tái hiện các thiết kế quan trọng trong sự nghiệp của Halston.
Mini series Halston – Series phim thời trang đáng xem
Bộ phim về thời trang này đã đem đến cho người xem một cái nhìn đa chiều hơn về nhà thiết kế Roy Halston. Phim có sự tham gia của Ewan McGregor đã tạo được thành công khi ra mắt.
19. Valentino: The Last Emperor – Phim tài liệu nổi tiếng
Valentino: The Last Emperor được biết đến là bộ phim về thời trang dạng tài liệu về cuộc đời Valentino Garavani, người sáng lập hãng thời trang Haute Couture. Phim nói về những bước đi của ông trên con đường thành nhà thiết kế thời trang được ưa chuộng.
Tiểu sử người nghệ sĩ nước Ý được tái hiện
Trong phim còn tái hiện sâu hơn về những mối quan hệ đồng nghiệp và tình yêu của ông. Cuối phim là phân cảnh của buổi lễ kỷ niệm 45 năm ông gắn bó, tạo tên tuổi và cũng là lời chào tạm biệt đến ngành thời trang. Bộ phim này đã nhanh chóng trở thành 1 trong các bộ phim tài liệu có doanh thu cao nhất trong năm.
20. Lagerfeld Confidential – Bộ phim tài liệu đáng xem
Đây cũng là một bộ phim về thời trang dạng phim tài liệu kể về nhà thiết kế thời trang tư nhân nổi tiếng Karl Lagerfeld rất đáng để xem. Ông đã tự mình kể lại về cuộc đời đầy sóng gió của mình khi ở Đức. Ông nhận ra bản thân mình là người đồng tính nên đã chuyển đến Paris. Ông bắt đầu sự nghiệp thời trang của mình khi mới chỉ là một cậu thiếu niên.
Một bộ phim tài liệu về thời trang đáng xem
Lagerfeld đã không ngừng đi khắp mọi nơi từ các buổi trình diễn thời trang cho đến chụp ảnh. Với mục đích chính là phát triển thêm các kỹ năng về công việc cũng như quan điểm về các vấn đề từ quần áo đến văn học.
Ông bắt đầu khởi nghiệp trong ngành thời trang từ khi chỉ 17 tuổi cho hãng thời trang Pierre Balmain. Và cho đến hiện tại, ông vẫn không ngừng nghỉ trong lĩnh vực yêu thích của mình. Bên cạnh đó, ông cũng thể hiện thế mạnh nhiếp ảnh của mình với các chiến dịch quảng cáo ấn tượng.
Trong giới thời trang, Karl Lagerfeld nổi tiếng là một người có cá tính lạ, phát ngôn thẳng thắn. Phim đã khắc họa thành công chân dung nhà thiết kế thời trang nổi tiếng người Đức Karl Lagerfeld. Đồng thời còn có sự xuất hiện của ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Nicole Kidman, người từng là gương mặt đại diện cho nước hoa Chanel No.5.