Thời Trang

Haute Couture – Ready To Wear là gì? Làm sao để có một chiếc quần đẹp

Nếu bạn gặp vấn đề khi mua cái quần cái áo vì có thể là chúng không đúng form người của các bạn. Thừa một tí, thiếu một chút – kiếm được cái form ưng thì chất vải lại không đúng với ý mình. Đây là những điều thường thấy khi chúng ta đang nằm trong một thị trường thời trang “Ready – To-Wear”  như hiện nay. Vậy Ready to wear là gì? và Haute Couture là gì? Cùng TSFU tìm hiểu nhé !

Ready-To-Wear là gì ? Haute Couture là gì ?

1. Ready-To-Wear là gì?

“Ready – To – Wear” là quần áo may sẵn với các kích cỡ mà nhà sản xuất cũng như các fashion designer đã ướm sẵn cho người tiêu dùng. Có thể là size chữ như S(small – nhỏ), M(medium – vừa), L(Large) phổ thông hoặc với các thương hiệu cao cấp quốc tế (Nhật Bản, Âu Mỹ) thì số size có thể được chuyển qua size 1-2 hoặc là 3. Ready-to-wear là một phần quan trọng và biến đổi lớn trong nền công nghiệp thời trang đã từ rất lâu, với sự phát triển của các hãng thời trang nhanh (Fast Fashion) cùng với mức độ mua sắm vượt quá nhu cầu của thị trường trẻ đã “rút gọn” quá trình ra từng mùa của nhãn hàng thời trang.

Những thiết kế Ready To Wear đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng vì đề cao tính tiện dụng và thương mại. BST Ready To Wear được trình làng 2 lần mỗi năm, vào tháng 2 cho BST Thu – Đông và tháng 9 cho BST Xuân – Hè. Đây được xem là thời gian trình diễn hợp lý để dự đoán trước xu hướng, đồng thời cho phép các thương hiệu thời gian để kiểm tra thị hiếu khách hàng. Có thể kể đến các thương hiệu ” Ready To Wear ” như: H&M, Zara, CALVIN KLEIN,….

2. Haure Couture là gì?

” Haute Couture” Chúng bắt nguồn từ tiếng Pháp, “haute” có nghĩa là “cao cấp”, “couture” là “may quần áo”. Nhà thiết kế người Anh Charles Frederick Worth được biết đến là cha đẻ của Haute Couture, đặt những viên gạch đầu tiên cho thuật ngữ này khi giới thiệu các thiết kế độc đáo vào khoảng thế kỷ 19 và 20.

Khác với “high fashion”, Haute Couture có những chuẩn mực khắt khe riêng. Một thương hiệu thời trang cao cấp (high fashion) chưa chắc đủ điều kiện đứng vào hàng ngũ Haute Couture. Liên đoàn thời trang cao cấp Pháp (The Fédération Française de la Couture) sẽ đặt ra những luật lệ để xác nhận hoặc phủ nhận nhãn hiệu nào được nhìn nhận là Haute Couture.

Một vài điều kiện cơ bản để một thương hiệu trở thành nhà Haute Couture, theo quy tắc được Nghiệp đoàn thời trang cao cấp (Le Chambre Syndicale de la Haute Couture) đặt ra năm 1945:

  • Trụ sở của nhà may được đặt ở Paris
  • Thiết kế quần áo theo đơn đặt hàng của khách hàng tư nhân và có hơn 1 mẫu thử
  • Xưởng may có ít nhất 15 nhân viên làm việc toàn thời gian
  • Có 20 nhân viên kỹ thuật toàn thời gian tại một trong các xưởng
  • Trình làng một bộ sưu tập không dưới 35 mẫu vào mỗi mùa trong năm, vào tháng 1 và tháng 7

Tính đến hiện tại, danh sách này có sự góp mặt của 96 nhà mốt, theo website chính thức Haute Couture của Pháp. Trong đó, có những cái tên tiêu biểu như: Balmain, Christian Dior, Louis Vuitton, Versace

Câu chuyện giữa Ready To Wear và Haute Couture trong phân khúc thị trường

Trong lịch sử Haute Couture – Thời trang cao cấp vốn dĩ khá khắt khe và kén khách hàng. Vốn dĩ chỉ dành cho khách hàng thượng lưu, mà các khách ấy toàn là người có tiền nên khi bỏ một số không nhỏ để dành cho quần áo – tất nhiên là phải được “đo ni đóng vải” cẩn thận. Ngày xưa, các nhà may tư nhân và các thương hiệu thời trang tập trung vào việc này để xây dựng đẳng cấp cho họ. Nhưng tất cả đã bị phá vỡ khi nhu cầu “Thời trang” của thị trường đại chúng tăng cao, sự xuất hiện của các fast-fashion brands với khả năng ra đồ liên tục, số lượng nhiều và giá vô cùng rẻ (So với các thương hiệu kia) đã “chiếm” mất kha khá thị trường của các thương hiệu lớn. Zara, H&M thời kì đỉnh cao đã vươn bàn tay của mình ra khắp thế giới

Không bị bó buộc trong quy trình sản xuất là người này size này người kia size kia. Thiết kế cũng không phải đầu tư thời gian quá nhiều, dựa vào các size sẵn để fast fashion brand dạy dỗ cách mua sắm của người tiêu dùng. Ready-to-wear trở thành một khái niệm chủ yếu trong ngành công nghiệp thời trang. Ngày hôm nay ra lookbook/clip hay runway thì ngày mai có thể mua được luôn tại các cửa hàng phân phối hay online.

Một phần nữa cũng do “Nhu cầu quá mức” của giới trẻ với việc thể hiện bản thân khác nhau trên mạng xã hội. Với châm ngôn là “Không thể nào xuất hiện hình ảnh trên Instargam hay FaceBook với chung 1 outfit” nên việc thay đổi trang phục gần như là nhanh chóng. Có những bộ đồ các bạn cùng lắm chỉ mặc đến 1-2 lần, còn lại là cất tủ vì nó “lỗi thời?”. Chi phí dành cho quần áo cũng phải chia sẻ ra nhiều phần cho các nhu cầu “ăn liền” như vậy, và “Ready-to-wear” trở thành sự lựa chọn đương thời của thế hệ hiện tại.

Hãy chọn một chiếc quần ưng ý theo phong cách của bạn !

Với Ready To Wear vì nó đã ướm theo các size sẵn nên người mua phải “gò ép” vào tiêu chuẩn mà các thương hiệu đã vẽ ra. Bạn nằm giữa size M và size L ? Người bạn không to đến mức để mặc rộng nhưng cũng không đủ thon gọn để mặc vừa? Thế các bạn phải quyết định giữa M và L đúng không? Mặc Clean thì dễ nhưng để mặc đẹp, từng chi tiết – từng tỉ lệ hay độ phù hợp của quần áo. Nó lại phải chuẩn chỉ. Đó là lí do sao mấy celebs hay đi đặt may. Vì họ hiểu rằng, đồ sẵn không thể nào tôn dáng đẹp như đồ đặt may.

Đứng ở vị trí của các bạn – gen Z  với TSFU thứ mà các bạn thay đổi hằng ngày là quần .Không giống như áo tee, áo shirt là thứ các bạn có thể mặc đi mặc lại được. Có thể chiếc quần giữ nguyên nhưng phần top (áo/hoodie/jacket) thay đổi thì chúng ta cũng có thể có một outfit hoàn toàn khác. Không phải hầu hết nhưng đa số mọi người dễ bị thu hút bởi phần trên mà quên chú ý, chăm sóc phần dưới.

Trong khi đó, với tỉ lệ thân hình của con người bình thường thì phần chân phải chiếm 2/3 trong mắt người nhìn và trang phục các bạn mặc hàng ngày. Do đó, đầu tư cho phần quần là một đầu tư dài hạn và mang lợi rất nhiều cho set đồ bạn mặc hàng ngày.
Quay trở lại – Ready to wear. Đồ may sẵn không bao giờ, có thể chuẩn chỉnh và đẹp như các bạn đặt may. Vì nó dựa trên size sẵn có nên có thể phần eo hơi chật 1 tí, phần gấu quần ngắn/dài – tùy thuộc vào form quần các bạn chọn (Trouser, Loose, Slim fit, straight, crop pants) mà nó cần được điều chỉnh hợp lí theo cơ thể của các bạn.
Vậy nên đầu tư đặt may của một chiếc quần , không bao giờ là lỗ và mang chắc hẳn sẽ mang một trải nghiệm mới cho các bạn. Tuy nhiên điểm yếu của nó là:

  • Thứ nhất, đó là tay nghề của thợ may. Dù bây giờ các bác tân tiến hơn rồi nhưng để may các form quần hiện đại và cách tân như hiện nay thì các bạn phải kiếm những tailor lành nghề, am hiểu thị trường và nắm bắt xu hướng.
  • Thứ hai, đó là tiền. Dĩ nhiên, vì nó là một bản “bespoke” của riêng bạn nên giá thành không bao giờ là rẻ được (so với đồ Ready-to-wear)
  • Thứ ba, đó là thời gian. Cái tên nói lên tất cả “Đặt may” vs “Đồ may sẵn”. Như gói mì ăn liền – bạn chỉ cần đổ nước sôi, đợi 3 phút và ăn. Còn đồ ăn tự nấu, bạn phải chọn nguyên liệu, phải mất công nêm nếm, nấu, trang trí. Và dĩ nhiên, đồ ăn nấu lúc nào chả giàu dinh dưỡng và ngon hơn đồ ăn liền.

Bỏ qua những điểm yếu “Căn bản” kia, thứ mà bạn có được sẽ là sự “Chủ động” – chủ động trong việc chọn nguyên liệu, chọn chất vải. Vì bạn chọn trước khi may mà, mà chọn kiểu gì chẳng sờ, chẳng thử, chẳng xem bản sample (nếu có). Ưng ý rồi mới đặt may.

  • Chủ động trong form dáng theo tỉ lệ cơ thể bản thân. Thứ mà đồ may sẵn không bao giờ hoặc họa hoằn lắm mới fit được đúng với bạn.
  • Chủ động trong thiết kế. Thì bạn muốn cái quần thêu tên bạn lên, thêu nguyên cái mặt bạn lên cũng được nữa. Quan trọng là tiền.
  • Chủ động trong thời gian sử dụng và vòng đời của sản phẩm cũng như chủ động về chất lượng.

Và dĩ nhiên rồi, miếng ngon thì nhớ lâu. Việc bạn đầu tư một số tiền không hề nhỏ trong việc đặt may sẽ khiến bạn trân trọng món đồ đó hơn, mặc nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn. Đó là giá trị của thời trang “Haute Couture” ngày xưa đã xây dựng. Nó cũng góp phần giảm thiểu đi “Fast fashion” – Giá trị cơ hội hay giá trị khấu hao, cái quần đặt may vẫn cao hơn đồ may sẵn. Vì Ready to wear không phải đồ nào cũng tốt, nhiều khi mặc được 1-2 lần bạn lại chẳng vứt đi vì nó đã hư rồi. Tiền sửa + tiền thay nhiều khi bằng tiền đặt may.